Các nguyên tắc lập, quản lý sử dụng hóa đơn điện tử theo NĐ 119/2018/NĐ-CP

Mặc dù chưa đến thời hạn bắt buộc doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn điện tử, thế nhưng, vào thời điểm hiện tại, đã có rất nhiều các doanh nghiệp lựa chọn việc áp dụng sử dụng hóa đơn điện tử. Việc triển khai sử dụng hóa đơn điện tử sớm đã mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp nhất là đối với các đơn vị còn hóa đơn giấy có lợi thế khi chuyển đổi do cơ quan Thuế đang cho phép doanh nghiệp dùng song song hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử để làm quen.

Tuy nhiên, việc bắt đầu làm quen, sử dụng hóa đơn điện tử bước đầu đối với các doanh nghiệp còn tương đối bỡ ngỡ. Để giúp các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận và sử dụng tốt nhất hóa đơn điện tử, dưới đây là 05 nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử theo nghị định 119/2018/NĐ-CP mà CyberBill thống kê.

>> Một số điểm mới trong Thông tư số 68/2019/TT-BTC

>> Thống kê 11 điểm cần chú ý của Thông tư số 68/2019/TT-BTC

>> Chính thức ban hành Thông tư số 68/2019/TT-BTC

Thứ 1: Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán (trừ hộ, cá nhân kinh doanh quy định tại khoản 6 Điều 12 Nghị định 119/2018/NĐ-CP) phải lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu mà cơ quan thuế quy định và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Trường hợp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán có sử dụng máy tính tiền thì đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

Thứ 2: Việc đăng ký, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử trong giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, kế toán, thuế và quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP.

Thứ 3: Dữ liệu hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ là cơ sở dữ liệu về hóa đơn điện tử để phục vụ công tác quản lý thuế và cung cấp thông tin hóa đơn điện tử cho các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Thứ 4: Việc cấp mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử dựa trên thông tin của doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, hộ, cá nhân kinh doanh lập trên hóa đơn. Doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, hộ, cá nhân kinh doanh chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin trên hóa đơn.

Thứ 5: Hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế đảm bảo nguyên tắc sau:

  • Nhận biết được hóa đơn in từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế; Không bắt buộc có chữ ký số;
  • Khoản chi mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn (hoặc sao chụp hóa đơn hoặc tra thông tin từ Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế về hóa đơn) được khởi tạo từ máy tính tiền được xác định là khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi xác định nghĩa vụ thuế.

Với việc thống kê 05 nguyên tắc lập, quản lý sử dụng hóa đơn điện tử như trên, CyberBill hi vọng quý doanh nghiệp sẽ có cái nhìn bao quát, rõ ràng và có kế hoạch cụ thể trong việc triển khai sử dụng hóa đơn điện tử.

Bài viết liên quan:

Phần mềm hóa đơn điện tử CyberBill

  • VPGD: Tầng 4, tòa nhà T608B, Tôn Quang Phiệt, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội
  • Hotline: 1900 2038
  • Websitehttps://cyberbill.vn/
  • Email: kinhdoanh@cyberlotus.com
Nef Digital SEOON