Chính thức ban hành Nghị định 123/2020 quy định về hóa đơn, chứng từ

Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ vừa được Chính phủ ban hành. Nghị định này đã tập hợp, sửa đổi quy định về hóa đơn tại Nghị định 119, Nghị định 51, Nghị định 04, Thông tư 68, Thông tư 32, Thông tư 39 và các Thông tư về hóa đơn bán tài sản công, hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia.

Nghị định 123/2020 đã quy định quy định cụ thể về hóa đơn, chứng từ và quy định về tra cứu thông tin. Đồng thời thống nhất một số nội dung về đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử, ngừng sử dụng hóa đơn điện tử và xử lý hóa đơn có sai sót.

1. Quy định về hình thức hóa đơn theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP

Nghị định 123/2020/NĐ-CP đã quy định hóa đơn gồm cả 2 hình thức là hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy do Cơ quan Thuế đặt in.

Như vậy, theo quy định tại Nghị định 123 năm 2020 kể từ ngày 01/07/2022 sẽ không còn hình thức hóa đơn giấy tự in hoặc đặt in của các doanh nghiệp.

Hóa đơn điện tử gồm các loại: Hóa đơn giá trị gia tăng; Hóa đơn bán hàng; Hóa đơn bán tài sản công; Hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia; Các loại hóa đơn khác.

Hóa đơn giấy do cơ quan thuế đặt in và ban cho các hộ kinh doanh và doanh nghiệp mới thành lập.

2. Quy định về hình thức chứng từ của Nghị định 123/2020/NĐ-CP

Tương tự như hóa đơn, chứng từ gồm cả 2 hình thức là chứng từ điện tử và chứng từ giấy (tự in, đặt in). Chứng từ điện tử bao gồm các loại chứng từ, biên lai được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ thuế cấp cho người nộp thuế hoặc do tổ chức thu thuế, phí, lệ phí cấp cho người nộp thuế hoặc do tổ chức thu thuế, phí, lệ phí cấp cho người nộp bằng phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật phí, lệ phí, pháp luật thuế.

Chứng từ đặt in, tự in bao gồm các loại chứng từ, biên lai được thể hiện ở dạng giấy do cơ quan thuế, tổ chức thu thuế, phí, lệ phí đặt in theo mẫu để sử dụng hoặc tự in trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các thiết bị khác khi khấu trừ thuế, khi thu thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật phí, lệ phí, pháp luật thuế.

3. Miễn phí dịch vụ hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế trong 01 năm cho 02 đối tượng

Theo đó, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không phải trả tiền dịch vụ trong thời hạn 12 tháng kể từ khi bắt đầu sử dụng hóa đơn điện tử gồm:

-Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ, cá nhân kinh doanh tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện theo Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định 118/2015/NĐ-CP.

– Doanh nghiệp nhỏ và vừa khác theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi Bộ Tài chính trừ doanh nghiệp hoạt động tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao.

Tổng cục Thuế thực hiện hoặc ủy thác cho tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử thực hiện cung cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không phải trả tiền dịch vụ cho các đối tượng nêu trên.

Ngoài ra, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh không thuộc 02 đối tượng trên khi sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử thực hiện trả tiền dịch vụ theo Hợp đồng ký giữa các bên.

4. Quy định về hiệu lực thi hành Nghị định 123/2020/NĐ-CP

Nghị định 123

Tại Điều 59, Nghị định 123/2020/NĐ-CP đã quy định cụ thể về hiệu lực thi hành. Nghị định 123/2020 quy định về hóa đơn, chứng từ sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2022.

Nghị định 51/2010, Nghị định 04/2014, Nghị định 119/2018 tiếp tục có hiệu lực thi hành đến ngày 30/6/2020.

>> Thời hạn bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử mới nhất

5. Xử lý chuyển tiếp

Xử lý chuyển tiếp được quy định cụ thể tại Điều 60 Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Đối với hóa đơn đặt in, tự in, hóa đơn điện tử có mã, không có mã của Cơ quan Thuế đã thông báo phát hành/ đã đăng ký sử dụng với Cơ quan Thuế được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 30/6/2022 theo các quy định của Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP.

Như vậy, doanh nghiệp sẽ không được in tiếp hoặc mua tiếp hóa đơn giấy nếu đã đủ điều kiện sử dụng hóa đơn điện tử.

Từ ngày ban hành Nghị định 123/2020/NĐ-CP đến ngày 30/6/2022: Doanh nghiệp được Cơ quan Thuế thông báo chuyển dùng hóa đơn điện tử theo Nghị định này nếu chưa đáp ứng được điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn theo các hình thức nêu trên thì cơ sở kinh doanh thực hiện dùng hóa đơn như trước và gửi dữ liệu hóa đơn đến Cơ quan Thuế theo mẫu 03/LD-HĐĐT phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123 năm 2020 cùng với việc nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng.

Đối với các cơ sở kinh doanh mới thành lập trong thời gian từ ngày Nghị định 123/2020/NĐ-CP được ban hành đến ngày 30/6/2022 thì trường hợp Cơ quan Thuế thông báo cơ sở kinh doanh thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định này thì sẽ thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan thuế. Trường hợp chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn theo quy định tại các Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP thì được tiếp tục sử dụng hóa đơn đang sử dụng đến hết ngày 30/06/2022.

Phần mềm hóa đơn điện tử CyberBill

  • VPGD: Tầng 4, tòa nhà T608B, Tôn Quang Phiệt, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội
  • Hotline: 1900 2038
  • Websitehttps://cyberbill.vn/
  • Email: kinhdoanh@cyberlotus.com
Nef Digital SEOON