Để sử dụng hóa đơn điện tử hợp pháp, doanh nghiệp cần phải làm những thủ tục gì ?

HỏiĐể sử dụng hóa đơn điện tử hợp pháp, doanh nghiệp cần phải làm những thủ tục gì ?

Nội dung Điều 7, Thông tư 32/2011/TT-BTC hướng dẫn: Sau khi đáp ứng được các điều kiện để có thể sử dụng hóa đơn điện tử, doanh nghiệp cần làm các thủ tục sau:

– Ra quyết định áp dụng hóa đơn điện tử, gửi cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp và chịu trách nhiệm về quyết định này. (theo Mẫu số 1 Phụ lục của Thông tư 32/2011/TT-BTC)

– Lập thông báo phát hành hóa đơn điện tử gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp (theo Mẫu số 2 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2011/TT-BTC), gồm các nội dung: tên đơn vị phát hành hoá đơn điện tử, mã số thuế, địa chỉ, điện thoại, các loại hoá đơn phát hành (tên loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ngày bắt đầu sử dụng, số lượng hóa đơn thông báo phát hành (từ số… đến số…)), ngày lập Thông báo phát hành; tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật và dấu của đơn vị (trường hợp gửi Thông báo phát hành tới cơ quan thuế bằng giấy); hoặc chữ ký điện tử của tổ chức phát hành (trường hợp gửi đến cơ quan thuế bằng đường điện tử thông qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế).

– Tạo hóa đơn điện tử mẫu và gửi hóa đơn điện tử mẫu (theo đúng định dạng gửi cho người mua) đến cơ quan thuế.

Doanh nghiệp có thể gửi 3 văn bản này đồng thời cho cơ quan thuế bằng văn bản giấy (đã ký tên và đóng dấu đỏ) hoặc bằng văn bản điện tử (đã ký điện tử).

Powered by BetterDocs

Nef Digital SEOON