Trường hợp bên bán đã lập hóa đơn điện tử, hàng hóa, dịch vụ đã giao cho khách hàng; hai bên mua và bán đã kê khai thuế nhưng sau đó phát hiện hóa đơn có sai sót thì doanh nghiệp phải thực hiện thế nào ?

Hỏi : Trường hợp bên bán đã lập hóa đơn điện tử, hàng hóa, dịch vụ đã giao cho khách hàng; hai bên mua và bán đã kê khai thuế nhưng sau đó phát hiện hóa đơn có sai sót thì doanh nghiệp phải thực hiện thế nào ?

Khoản 2, Điều 9 (Xử lý đối với hóa đơn đã lập), Thông tư 32/2011/TT-BTC hướng dẫn:

“2. Trường hợp hóa đơn đã lập và gửi cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận có chữ ký điện tử của cả hai bên ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hoá đơn điện tử điều chỉnh sai sót. Hoá đơn điện tử lập sau ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn điện tử số…, ký hiệu… Căn cứ vào hoá đơn điện tử điều chỉnh, người bán và người mua thực hiện kê khai điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và hóa đơn hiện hành. Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).”

Như vậy, khi phát hiện hóa đơn điện tử có sai sót, hai bên phải lập biên bản ghi nhận sự việc và bên bán phải lập hóa đơn điều chỉnh (tăng hoặc giảm). Hai bên thực hiện việc kê khai điều chỉnh về thuế.

Powered by BetterDocs

Nef Digital SEOON