Hai vướng mắc có thể gặp phải của HĐĐT trong hướng dẫn thực hiện Nghị định 119/2018/NĐ-CP

Với hóa đơn giấy, thời điểm lập hóa đơn đã được quy định rõ trong các văn bản liên quan đến hóa đơn: Nghị định 51/2010/NĐ-CP và chi tiết hơn trong Thông tư 39/2014/TT-BTC. Quy định về thời điểm lập hóa đơn tai các văn bản đó không có gì vướng mắc với người bán hàng. Sai sót chỉ xảy ra ở khâu thực hiện. Vấn đề “thời điểm lập hóa đơn” gần đây nóng lên là do liên quan đến việc triển khai hóa đơn điện tử trên diện rộng.

Với hóa đơn giấy, thời điểm ký hóa đơn “mặc nhiên” được coi là thời điểm lập hóa đơn (được ghi trong chỉ tiêu “ngày…tháng…năm…”), dù có thể chúng cách nhau rất xa. Với hóa đơn điện tử thì khác, thời điểm được ghi trong chỉ tiêu “ngày…tháng…năm…” và thời điểm ký hóa đơn đều được lưu dấu trên máy tính. Nếu thời điểm của hai chỉ tiêu này khác nhau và không có quy định cụ thể tại một văn bản pháp quy thì việc xác định thời điểm lập hóa đơn để khai báo thuế GTGT sẽ gặp rắc rối lớn.

>> Một số điểm mới trong Thông tư số 68/2019/TT-BTC

>> Thống kê 11 điểm cần chú ý của Thông tư số 68/2019/TT-BTC

>> Chính thức ban hành Thông tư số 68/2019/TT-BTC

Việc lập hóa đơn không đúng thời điểm quy định sẽ khiến doanh nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức khá cao (từ 4 triệu đồng đến 8 triệu đồng, theo Nghị định 109/2013/NĐ-CP).  Đã có nhiều ý kiến hy vọng rằng “thời điểm ký số, ký điện tử trên hóa đơn được xác định là thời điểm lập hóa đơn” phù hợp với các hướng dẫn cụ thể đối với từng hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Nếu thời điểm xác định trên trở thành hiện thực thì các Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử sẽ phải chỉnh sửa lại phần mềm khi cung cấp cho khách hàng. Có thể đó là, chỉ tiêu ngày tháng năm và số của hóa đơn chỉ xuất hiện trên hóa đơn điện tử sau khi người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện việc ký số, ký điện tử.

Lúc đó, hóa đơn mới hợp lệ và có tính pháp lý để gửi cho khách hàng và cơ quan thuế (hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì để hợp pháp còn thêm một bước là chờ được cơ quan thuế cấp mã).

Xem xét các mặt, có thể khẳng định rằng quy định: “thời điểm ký số, ký điện tử trên hóa đơn được xác định là thời điểm lập hóa đơn” sẽ giải quyết được tất cả những vướng mắc đã nẩy sinh trong thời gian vừa qua.

Một vấn đề nữa cũng sẽ gây nhiều tranh cãi, dù vấn đề này còn đang ở thời kỳ manh nha. Đó là quy định về “số hóa đơn bắt đầu từ số 01, vào ngày 01/01 hoặc ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm” trong thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 119/2018/NĐ-CP.

Trước đây ít năm, một quy định tương tự đã được áp dụng đối với hóa đơn tự in bán ấn chỉ của ngành thuế. Thế nhưng, chỉ sau một thời gian ngắn, quy định đó đã phải bãi bỏ vì phát sinh rất nhiều thủ tục không cần thiết.

Với quy mô 1.000.000 doanh nghiệp vào năm 2020 như mục tiêu của Chính phủ, với dự định quy định về số hóa đơn như nêu trên thì sẽ có ít nhất 2.000.000 thủ tục đăng ký mới và hủy bỏ số hóa đơn còn lại phải thực hiện trong một thời gian rất ngắn vào ngày cuối năm. Số lượng thủ tục này sẽ tạo áp lực cực lớn lên đội ngũ cán bộ thuế liên quan và chiếm một dung lượng siêu khủng của hệ thống thiêt bị lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử.

Hơn nữa, không một doanh ngiệp nào có thể xác định chính xác mình sẽ dùng bao nhiêu số hóa đơn một năm để đặt mua. Mua nhiều, dùng không hết phải xóa bỏ thì tốn tiền. Mua ít không đủ dùng phải mua thêm rồi cuối năm cũng phải xóa bỏ thì càng tốn kém. Việc kinh doanh không thể dừng lại, kể cả trong ngày lễ, ngày chủ nhật.

Giới hạn thời gian sử dụng hóa đơn điện tử đến ngày 31/12 hàng năm theo thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 119/2018/NĐ-CP, vô hình trung sẽ tạo nên sự tắc nghẽn mạng khi tất cả các doanh nghiệp phải đồng loạt gửi thông báo hủy số lượng hóa đơn điện tử còn lại và thông báo phát hành số lượng hóa đơn điện tử mới để có thể bắt đầu sử dụng từ 0h00 ngày 01/01 của năm mới. Để giảm chi phí, giảm số lượng thủ tục không cần thiết này cho doanh nghiệp nên chăng là không đặt ra giới hạn ngày sử dụng đối với hóa đơn điện tử? 

Có thể chỉ cần quy định: “Số thứ tự hóa đơn bắt đầu từ số 01, tối đa không quá 08 chữ số. Hóa đơn được lập theo nguyên tắc tăng theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn, trong cùng một ký hiệu mẫu số hóa đơn và trong cùng một ký hiệu hóa đơn”. /.

Phần mềm hóa đơn điện tử CyberBill

  • VPGD: Tầng 4, tòa nhà T608B, Tôn Quang Phiệt, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội
  • Hotline: 1900 2038
  • Websitehttps://cyberbill.vn/
  • Email: kinhdoanh@cyberlotus.com
Nef Digital SEOON