Hiện nay có còn phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn không?

Để trả lời câu hỏi: “Bây giờ có còn phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hay không” thì cần phải xác định loại hóa đơn mà doanh nghiệp đang sử dụng thuộc hình thức nào và được áp dụng theo văn bản pháp quy nào?

báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
Giải đáp về báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

Nếu doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in hay doanh nghiệp, hộ kinh doanh đang sử dụng hóa đơn mua của cơ quan thuế theo quy định của Nghị định 51/2010/NĐ-CP, Nghị định 04/2014/NĐ-CP và Thông tư 39/2014/TT-BTC hoặc doanh nghiệp, hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử (có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế) theo quy định tại Thông tư 32/2011/TT-BTC thì đương nhiên phải Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng kỳ (tháng hoặc quý) theo mẫu BC26/AC (mẫu 3.9 trong Phụ lục kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC).

Các doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP và Thông tư 68/2019/TT-BTC thì đương nhiên không phải thực hiện việc Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng kỳ nữa. Lý do là:

Nếu đang sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế: Sau khi lập hóa đơn, người bán hàng phải gửi cho cơ quan thuế để được cấp mã trước khi gửi hóa đơn cho người mua. Khi đó, cơ quan thuế đã quản lý được việc sử dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp, hộ kinh doanh.

Nếu đang sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế: Sau khi lập hóa đơn, người bán hàng phải gửi dữ liệu hóa đơn cho cơ quan thuế đồng thời với việc gửi hóa đơn cho người mua. Vì vậy, cơ quan thuế cũng đã quản lý được việc sử dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp. (Đó là chưa kể trong trường hợp người bán hàng sử dụng hóa đơn điện tử và dịch vụ truyền nhận dữ liệu điện tử của Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử thì thêm một lần hóa đơn điện tử đó đã được quản lý).

>> Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế và các mức xử phạt liên quan

Tới ngày 01/7/2022, khi mà Nghị định 123/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì chỉ còn 02 hình thức hóa đơn: Hóa đơn điện tử và hóa đơn đặt in của cơ quan Thuế. Lúc này, việc báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cũng chỉ còn áp dụng đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh thuộc diện phải mua hóa đơn giấy do cơ quan thuế đặt in.

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong một số lĩnh vực dịch vụ đặc thù (Bưu chính viễn thông, bảo hiểm, tài chính ngân hàng, vận tải hàng không, chứng khoán. Điện, nước sạch), do lượng hóa đơn sử dụng quá lớn nên mặc dù có thể có đủ điều kiện kỹ thuật để chuyển trực tiếp dữ liệu đến cơ quan thuế nhưng Nghị định 123/2020/NĐ-CP đã quy định:

“Người bán lập Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử hàng hóa,cung cấp dịch vụ phát sinh trong tháng hoặc quý (tính từ ngày đầu của tháng, quý đến ngày cuối cùng của tháng hoặc quý) theo mẫu số 01/TH-HĐĐT phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này để gửi cơ quan thuế cùng với thời gian gửi Tờ khai thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và các văn bản hướng dẫn thi hành”.

Như vậy, khi thực hiện Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì các doanh nghiệp, hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn giấy mua của cơ quan thuế vẫn phải gửi Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng kỳ và các doanh nghiệp được phép lập và Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử phải gửi Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử theo định kỳ tháng hoặc quý cùng với Tờ khai thuế giá trị gia tăng.

Phần mềm hóa đơn điện tử CyberBill

  • VPGD: Tầng 4, tòa nhà T608B, Tôn Quang Phiệt, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội
  • Hotline: 1900 2038
  • Websitehttps://cyberbill.vn/
  • Email: kinhdoanh@cyberlotus.com
Nef Digital SEOON