Một vài điều cần phải làm sáng tỏ để việc sử dụng HĐĐT được thuận lợi

Trong thực tế, khi phát triển kinh doanh nhiều doanh nghiệp đã mở thêm chi nhánh hoặc các điểm bán hàng hoặc ủy nhiệm cho các đơn vị khác bán hàng hóa của mình. Các chi nhánh, điểm bán hàng, đơn vị nhận ủy nhiệm này có thể cùng hoặc không cùng quận, huyện, tỉnh với nơi công ty có trụ sở chính.

Theo quy định từ trước tới nay: Khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì người bán phải lập và giao hóa đơn cho khách hàng. Tùy theo phương thức hạch toán (phụ thuộc hoặc độc lập) mà việc sử dụng hóa đơn có khác nhau và quy định về vấn đề này đã có tại Thông tư 39/2014/TT-BTC:

“Trường hợp tổ chức kinh doanh có nhiều đơn vị trực thuộc trực tiếp bán hàng hoặc nhiều cơ sở nhận ủy nhiệm cùng sử dụng hình thức hóa đơn đặt in có cùng ký hiệu theo phương thức phân chia cho từng cơ sở trong toàn hệ thống thì tổ chức kinh doanh phải có sổ theo dõi phân bổ số lượng hóa đơn cho từng đơn vị trực thuộc, từng cơ sở nhận ủy nhiệm. Các đơn vị trực thuộc, cơ sở nhận ủy nhiệm phải sử dụng hóa đơn theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn trong phạm vi số hóa đơn được phân chia.

>> Ý kiến về dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

>> Từ 14/11, quy định mới về hóa đơn điện tử bắt đầu có hiệu lực

Trường hợp tổ chức kinh doanh có nhiều cơ sở bán hàng hoặc nhiều cơ sở được ủy nhiệm đồng thời cùng sử dụng một loại hóa đơn tự in, hóa đơn điện tử có cùng ký hiệu theo phương thức truy xuất ngẫu nhiên từ một máy chủ thì tổ chức kinh doanh phải có quyết định phương án cụ thể về việc truy xuất ngẫu nhiên của các cơ sở bán hàng và đơn vị được ủy nhiệm. Thứ tự lập hóa đơn được tính từ số nhỏ đến số lớn cho hóa đơn truy xuất toàn hệ thống của tổ chức kinh doanh.”

sử dụng HĐĐT
Một vài điều cần phải làm sáng tỏ để việc sử dụng HĐĐT được thuận lợi

Trong nội dung Nghị định 119/2018/NĐ-CP và Thông tư 68/2019/TT-BTC về hóa đơn điện tử không có quy định cụ thể về nội dung sử dụng hóa đơn đối với các chi nhánh, địa điểm kinh doanh hạch toán phụ thuộc và các tổ chức nhận ủy nhiệm bán hàng.

Quy định về hóa đơn đối với trường hợp nêu trên trong Thông tư 39/2014/TT-BTC đã thực hiện hơn 5 năm mà vẫn có khá nhiều doanh nghiệp gặp vướng mắc khi thực hiện. Trong khi đó, vẫn còn một vài nội dung của Nghị định 119/2018/NĐ-CP và Thông tư 68/2019/TT-BTC chưa được quy định rõ ràng. Ví dụ như: “Số hóa đơn…, bắt đầu từ số 1 vào ngày 01/01 hoặc ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm có tối đa đến số 99 999 999”.

Quy định này sẽ thực hiện như thế nào khi tất cả các doanh nghiệp đều không thể lượng định chính xác số lượng hóa đơn cần dùng đến ngày 31/12 hàng năm ? Ví dụ như: “Đối với hóa đơn điện tử bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh thì không nhất thiết phải có các chỉ tiêu tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn,…

Người bán phải bảo lưu trữ đầy đủ hóa đơn điện tử,… và đảm bảo có thể tra cứu khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu”. Nếu không có “tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn” thì có thể gọi đây là hóa đơn hay không? Nếu cần tra cứu thì căn cứ vào dấu hiệu nào?

Một số vướng mắc đó không được xử lý chi tiết, cụ thể trong Thông tư hướng dẫn thì sẽ dẫn đến vướng mắc trong thực hiện. Nếu dùng văn bản dạng công văn để giải thích thì sẽ không hợp quy vì công văn không phải là văn bản pháp quy; cùng một vấn đề rất có thể công văn của mỗi địa phương sẽ có khác biệt khi giải thích. Như vậy sẽ rất khó khăn cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh có chi nhánh, điểm bán hàng ở các địa phương khác nơi đăng ký trụ sở chính khi sử dụng hóa đơn điện tử.

Bài viết liên quan:

Phần mềm hóa đơn điện tử CyberBill

  • VPGD: Tầng 4, tòa nhà T608B, Tôn Quang Phiệt, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội
  • Hotline: 1900 2038
  • Websitehttps://cyberbill.vn/
  • Email: kinhdoanh@cyberlotus.com
Nef Digital SEOON