Nhận xét về một số điểm trong Dự thảo Nghị định quy định về hóa đơn, chứng từ

Bộ Tài chính vừa đưa ra bản dự thảo Nghị định quy định về hóa đơn, chứng từ để lấy ý kiến tham gia của các địa phương, ban ngành. Cùng điểm lại một số điểm quan trọng, đáng lưu ý trong quy định của Dự thảo Nghị định mới này trong bài viết dưới đây.

Dự thảo Nghị định gồm 6 Chương, 53 Điều, 01 Quy chế và 02 Phụ lục.

Chương I: Những quy định chung (06 Điều, từ Điều 1 đến Điều 6): Phạm vi điều chỉnh; Đối tượng áp dụng; Giải thích từ ngữ; Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn , chứng từ.

>> Những vướng mắc trong các quy định về xử phạt hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn

Chương II: Quy định đối với hóa đơn (03 Mục gồm 26 Điều. Từ Điều 7 đến Điều 32

  • Mục 1: Quy định chung (04 Điều, từ Điều 7 đến Điều 10).
  • Mục 2: Quy định về hóa đơn điện tử (15 Điều, từ điều 11 đến Điều 25).
  • Mục 3: Hóa đơn do cơ quan thuế đặt in ( 07 Điều, từ Điều 26 đến Điều 32).

Chương III: Quy định đối với chứng từ (03 Mục, gồm 10 Điều, từ Điều 33 đến Điều 42)

  • Mục 1: Quy định chung (03 Điều, từ Điều 33 đến Điều 35).
  • Mục 2: Quy định về chứng từ điện tử (02 Điều, từ điều 36 đến Điều 37).
  • Mục 3: Quy định về biên lai giấy theo hình thức đặt in, tự in ( 05 Điều, từ Điều 38 đến Điều 42).

Chương IV: Xây dựng thông tin hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử (04 Điều, từ Điều 43 đến Điều 46).

Chương V: Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ điện tử (05 Điều, từ Điều 47 đến Điều 51).

Chương VI: Điều khoản thi hành (02 Điều, từ Điều 52 đến Điều 53).

Quy chế về việc tra cứu, cung cấp, sử dụng thông tin hóa đơn, chứng từ điện tử (03 Chương, 12 Điều).

Phụ lục 1 (ban hành kèm theo dự thảo Nghị định) gồm 15 Bảng, biểu, báo cáo … về hóa đơn.

Phụ lục 2: (ban hành kèm theo Quy chế cung cấp, tra cứu thông tin) gồm 04 mẫu đăng ký sử dụng thông tin.

quy định về hóa đơn
Dự thảo nghị định về hóa đơn, chứng từ

>> Ý kiến về dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Nội dung về hóa đơn của dự thảo là sự kết hợp các quy định hợp lý, còn hiệu lực thi hành của các văn bản: Nghị định 51/2010, Nghị định 04/2014, Thông tư 32/2011, Thông tư 39/2014, Thông tư 26/2015, Thông tư 68/2019. Mặc dù vậy, vẫn còn một số nội dung có tính nguyên tắc chưa được dự thảo Nghị định đề cập tới. Đó là:

  • Điều 3 quy định: “Hóa đơn được thể hiện theo hình thức hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in”, tức là đã bãi bỏ quy định về hóa đơn tự in, đặt in của các doanh nghiệp, tổ chức khác. Tuy nhiên, có một số loại hóa đơn hiện nay không do cơ quan thuế đặt in vẫn được đề cập tại dự thảo: Hóa đơn bán tài sản nhà nước và Hóa đơn bán tài sản tịch thu, sung công quỹ (do Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính tổ chức in); Hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia (do Tổng cục Dự trữ nhà nước, Bộ Tài chính tổ chức in); hóa đơn GTGT kiêm tờ khai hoàn thuế (Do một số doanh nghiệp được tự in theo Thông tư 72/2014/TT-BTC).
  • Điều 4, Khoản 1, Điểm b quy định: “b) Các cơ sở kinh doanh trong cùng một đơn vị kế toán theo quy định tại Luật Kế toán, sử dụng hóa đơn của cơ sở chính. Nếu các cơ sở kinh doanh hạch toán phụ thuộc nhưng có cơ quan thuế quản lý trực tiếp, có địa điểm kinh doanh khác địa điểm trụ sở của cơ sở chính thì sẽ đăng ký sử dụng hóa đơn như thế nào ? Trong các quy định về hóa đơn điện tử và hóa đơn đặt in của cơ quan thuế đều chưa đề cập tới vấn đề này.
  • Điều 9, Khoản 13 quy định một số trường hợp không nhất thiết phải có đầy đủ nội dung, trong đó có hóa đơn điện tử khi bán xăng dầu cho người mua là cá nhân không kinh doanh. Với quy định “không nhất thiết phải có các chỉ tiêu tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, số hóa đơn” thì làm sao gọi được đây là hóa đơn và “đảm bảo có thể tra cứu khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu” ?
  • Điều 27, Khoản 1, Điểm b quy định doanh nghiệp, hộ cá nhân kinh doanh lần đầu mua hóa đơn của cơ quan thuế phải lập bản cam kết về địa chỉ sản xuất, kinh doanh phù hợp với đăng ký kinh doanh, theo mẫu 14/HĐG. Việc làm bản Cam kết này thực sự là không cần thiết vì mọi thay đổi thông tin của doanh nghiệp, hộ kinh doanh đều được liên thông giữa các cơ quan quản lý. Việc khai báo gian dối hoặc không thông báo khi thay đổi thông tin doanh nghiệp đều đã có chế tài để xử lý.
  • Vẫn còn vấn đề nhiều người quan tâm nhưng không được quy định trong dự thảo. Đó là: Có được lập bảng kê, dùng hợp đồng mua bán kèm theo hóa đơn (cả điện tử và hóa đơn giấy) khi mà số mặt hàng nhiều hơn số dòng của một trang (với hóa đơn của cơ quan thuế in) ?

Chương III quy định về chứng từ (Điện tử và giấy) bao gồm các loại biên lai thu thuế, biên lai thu phí lệ phí, các loại chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, các hướng dẫn lại chỉ đề cập tới biên lai thu phí, lệ phí. Toàn bộ Chương III không có Điều khoản nào quy định việc quản lý của cơ quan Thuế đối với các doanh nghiệp nhận in, cung cấp phần mềm tự in và cung cấp phần mềm chứng từ điện tử.

Chương VI, Điều 52, Khoản 5 chỉ quy định việc quản lý, sử dụng Hóa đơn bán tài sản công thực hiện theo Nghị định 151/2017/NĐ-CP nhưng lại không đề cập đến việc quản lý, sử dụng Hóa đơn bán hàng Dự trữ quốc gia và Hóa đơn bán hàng Tịch thu sung công quỹ.

Một vài nhận xét sơ bộ như vậy để thấy rằng dự thảo Nghị định về hóa đơn, chứng từ đã gom được khá nhiều quy định tản mạn ở nhiều văn bản, tuy nhiên vẫn còn khá nhiều vấn đề phải quy định rõ tại Nghị định. Một vài vấn đề thường có thay đổi, biến động hoặc quá chi tiết thì có thể hướng dẫn tại Thông tư của Bộ Tài chính và phải quy định rõ đó là vấn đề gì, tránh cho Thông tư lại phải quy định thêm những vấn đề không được quy định tại Nghị định của Chính phủ./.

Phần mềm hóa đơn điện tử CyberBill

  • VPGD: Tầng 4, tòa nhà T608B, Tôn Quang Phiệt, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội
  • Hotline: 1900 2038
  • Websitehttps://cyberbill.vn/
  • Email: kinhdoanh@cyberlotus.com
Nef Digital SEOON