Quy định về chữ ký của người bán, người mua trên hóa đơn điện tử

Dù đã lập đủ nội dung, hoá đơn điện tử chỉ hợp pháp khi có chữ ký của người bán và chữ ký của người mua. Chỉ trừ một số trường hợp đặc biệt được quy định không cần có chữ ký của người bán hoặc chữ ký của người mua, hoặc không cần cả hai chữ ký trên hóa đơn.

chữ ký trên hóa đơn điện tử
Hiểu rõ về quy định chữ ký trên hoá đơn điện tử

Điều 10, Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về chữ ký trên hóa đơn như sau.

1. Đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in

Trên hóa đơn phải có chữ ký của người bán, chữ ký của người mua (nếu có).

2. Đối với hóa đơn điện tử:

– Trường hợp người bán là doanh nghiệp, tổ chức thì chữ ký số của người bán trên hóa đơn là chữ ký số của doanh nghiệp, tổ chức; trường hợp người bán là cá nhân thì sử dụng chữ ký số của cá nhân hoặc người được ủy quyền.

– Cụ thể một số trường hợp không nhất thiết phải có chữ ký số của người bán và người mua như sau: (khoản 14 Điều 10).

1) Trên hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua (kể cả trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở nước ngoài). Trừ trường hợp người mua, người bán có thỏa thuận về việc người mua ký số, ký điện tử trên hóa đơn điện tử.

2) Đối với hóa đơn điện tử của cơ quan thuế cấp theo từng lần phát sinh: Không nhất thiết phải có chữ ký số của người bán, người mua.

3) Đối với hóa đơn điện tử bán hàng tại siêu thị, trung tâm thương mại: Nếu người mua là cá nhân không kinh doanh thì không nhất thiết phải có tên, địa chỉ, mã số thuế người mua.

Đối với hóa đơn điện tử bán xăng đầu cho cá nhân không kinh doanh thì không nhất thiết phải có các chỉ tiêu: tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn; tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua, chữ ký điện tử của người mua; chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng.

4) Đối với hóa đơn điện tử là tem, vé, thẻ: Không nhất thiết phải có chữ ký số của người bán (trừ trường hợp tem, vé, thẻ là hóa đơn điện tử do cơ quan thuế cấp mã), tiêu thức người mua (tên, địa chỉ, mã số thuế), tiền thuế, thuế suất thuế giá trị gia tăng. Trường hợp tem, vé, thẻ điện tử có sẵn mệnh giá thì không nhất thiết phải có tiêu thức: đơn vị tính, số lượng, đơn giá.

5) Đối với chứng từ điện tử dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế cho người mua là cá nhân không kinh doanh được xác định là hóa đơn điện tử thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu hóa đơn, số thứ tự hóa đơn, thuế suất thuế giá trị gia tăng, mã số thuế, địa chỉ người mua, chữ ký số của người bán.

Như vậy, đối với hóa đơn điện tử, người mua hàng hóa, dịch vụ không nhất thiết phải ký số trên hóa đơn, trừ trường hợp hai bên bán và mua có thỏa thuận phải ký.

Bài viết liên quan:

Phần mềm hóa đơn điện tử CyberBill

  • VPGD: Tầng 4, tòa nhà T608B, Tôn Quang Phiệt, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội
  • Hotline: 1900 2038
  • Websitehttps://cyberbill.vn/
  • Email: kinhdoanh@cyberlotus.com
Nef Digital SEOON