Rất cần một hướng dẫn thống nhất về hóa đơn

Trong dự thảo Nghị định về hóa đơn, chứng từ được đưa ra lấy ý kiến mới đây, dự tính là Nghị định 119/2018 và Thông tư 68/2019 về hóa đơn điện tử sẽ hết hiệu lực từ ngày 01/7/2020 và các văn bản hiện hành về hóa đơn (Nghị định 51/2010, Nghị định 04/2014, Thông tư 32/2011, Thông tư 39/2014) vẫn có hiệu lực đến 01/7/2022.

Theo nhiều chuyên gia, việc Nghị định 119/2018 và Thông tư 68/2019 hết hiệu lực cũng là chuyện bình thường và nên làm, vì các văn bản hướng dẫn đó ban hành khi cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý chưa đủ điều kiện để chuyển đổi triệt để.

Hai năm tiếp theo (đến ngày 01/7/2022) là khoảng thời gian cần thiết để các văn bản được xây dựng đầy đủ, chi tiết hơn; để cả cơ quan quản lý, các tổ chức cung ứng dịch vụ và doanh nghiệp SXKD chuẩn bị điều kiện vật chất đầy đủ hơn cho việc sử dụng hóa đơn điện tử.

Cũng trong thời gian hai năm đó, các quy định về hóa đơn cũng cần được chuẩn hóa để giúp cho các doanh nghiệp thực hiện được dễ dàng, không mắc lỗi vô tình vi phạm quy định của pháp luật. Hiện tại, Nghị định 119 và Thông tư 68 đang có hiệu lực thi hành, trong khi các Nghị định 51/2010, Nghị định 04/2014 và Thông tư 32, Thông tư 39 lại vẫn còn hiệu lực nên trong rất nhiều trường hợp, doanh nghiệp gặp lúng túng khi sử dụng hóa đơn.

Ví dụ như: Có được sử dụng bảng kê kèm theo hóa đơn hay không ? Thông tư 32và Thông tư 68 thì không đề cập đến. Thông tư 39 có quy định được lập bảng kê kèm theo hóa đơn nhưng lại không nói rõ là áp dụng cho hóa đơn giấy hay cả cho hóa đơn điện tử.

hướng dẫn thống nhất về hóa đơn

Ví dụ như: Chữ ký số trên hóa đơn điện tử. Thông tư 32 chỉ quy định: Hóa đơn điện tử phải có chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán. Trong thực tế, chữ ký số của nhiều nhà cung cấp không thể hiện ngày ký nên nhiều phần mềm hóa đơn điện tử có chức năng cho phép “giữ số” để lập hóa đơn sau bằng cách thay đổi ngày tháng trên máy tính.

Với những chữ ký số có thể hiện ngày tháng ký, do ngày lập hóa đơn không trùng ngày ký số nên hướng dẫn của nhiều cơ quan thuế địa phương không thống nhất. Tổng cục Thuế phải có công văn hướng dẫn, nhưng công văn thì không phải là văn bản pháp quy. Đến Thông tư 68 thì vấn đề được giải quyết bằng quy định rõ ràng: “Thời điểm lập hóa đơn điện tử xác định theo thời điểm người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm”.

Tiếc là Thông tư 68 lại có thể sắp hết hiệu lực thi hành. Ví dụ như: Cùng là Thông báo phát hành hóa đơn mà mẫu theo Thông tư 32 lại khác mẫu theo Thông tư 39. Chỉ cần một khác biệt nho nhỏ thôi, thậm chí là một ghi chú để cho người lập biểu tùy tình hình cụ thể để ghi cho phù hợp, cũng có thể làm cho doanh nghiệp phải làm đi làm lại nhiều lần.

>> Xem thêm: Văn bản số 20/VBHN-BTC hợp nhất hai Nghị định về Lệ phí Môn bài

Thông tư 32, Thông tư 39 vẫn còn hiệu lực đến ngày 01/7/2022, cũng có nghĩa là vẫn tồn tại các hình thức hóa đơn: Hóa đơn giấy (tự in, đặt in) và hóa đơn điện tử. Thông tư 39 dù đã được sửa đổi nhiều lần (bởi các Thông tư 119/2014, 26/2015, 37/2017) nhưng chủ yếu là đề cập đến hóa đơn giấy. Với hóa đơn điện tử, Quyết định 1209/QĐ-BTC (năm 2015) căn cứ vào Thông tư 32, Thông tư 39 nhưng cũng chỉ được triển khai thí điểm ở một số thành phố lớn.

Từ năm 2018 đến nay, hóa đơn điện tử được các địa phương triển khai rầm rộ. Hầu hết các doanh nghiệp đều đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo Thông tư 68. Nay quay lại với các quy định của Thông tư 32, Thông tư 39 thì rất cần có một hướng dẫn chính thức, phù hợp cho từng loại hình hóa đơn: Giấy và điện tử.

>> Xem thêm: Luật Quản lý thuế số 38/2019: Người nộp thuế bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử

Phần mềm hóa đơn điện tử CyberBill

  • VPGD: Tầng 4, tòa nhà T608B, Tôn Quang Phiệt, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội
  • Hotline: 1900 2038
  • Websitehttps://cyberbill.vn/
  • Email: kinhdoanh@cyberlotus.com
Nef Digital SEOON