Nghị định 123 năm 2020 về hoá đơn điện tử, những thay đổi so với NĐ 119

Ngày 19/10/2020, Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định 123 năm 2020 quy định về hóa đơn, chứng từ. Nghị định này sẽ thay thế Nghị định 51/2010 quy định về hóa đơn bán hàng hóa cung ứng dịch vụ; Nghị định 04/2014 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Nghị định 119/2018 quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

So với những quy định về việc triển khai sử dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của Nghị định 119/2018, Nghị định 123/2020 đã có những thay đổi đáng kể.

Nghị định 123 năm 2020

1.Thay đổi về tên gọi, nội dung trong Nghị định 123 năm 2020

Nghị định 119 quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ

Nghị định 123 quy định về hóa đơn và chứng từ

2. Đối tượng áp dụng Nghị định 123/2020 và những điểm khác với Nghị định 119/2018

Nghị định 119/2018 Nghị định 123/2020
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật chứng khoán, Luật dầu khí và các văn bản quy phạm pháp luật khác dưới các hình thức: Công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty hợp danh; doanh nghiệp tư nhân;
b) ơn vị sự nghiệp công lập có bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ;
c) Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã;
d) Tổ chức khác;
đ) Hộ, cá nhân kinh doanh.
2. Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ.
3. Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
4. Cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng hóa đơn.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại dện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Hộ, cá nhân kinh doanh, tổ hợp tác;
d) Đơn vị sự nghiệp công lập có bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ;
đ) Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh.
2. Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ
3. Tổ chức thu thuế, phí và lệ phí
4. Người nộp thuế, phí và lệ phí
5. Tổ chức có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân
6. Tổ chức nhận in hóa đơn, chứn từ; tổ chức cung cấp phần mềm tự in chứng từ; tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn, chứng từ điện tử
7. Cơ quan thuế bao gồm Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế (bao gồm cả Chi cục Thuế khu vực)
8. Cơ quan hải quan bao gồm Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan, Chi cục Hải quan
9. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng hóa đơn và chứng từ.

Như vậy, so với Nghị định 119/218 thì đối tượng áp dụng về hóa đơn, chứng từ của Nghị định 123 năm 2020 đã có một số thay đổi, bổ sung thêm các đối tượng:

  • Tổ chức thu thuế, phí, lệ phí
  • Tổ chức in hóa đơn, biên lai, cung cấp phần mềm in biên lai

3. Bổ sung quy định về những hành vi bị cấm trong quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ

Tại Điều 5, Nghị định 123/2020 đã quy định rõ về các hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ, cụ thể:

3.1 Quy định về những hành vi bị cấm đối với công chức thuế tác

Nghị định 123 năm 2020
  • Cố ý gây phiền hà, khó khăn cho các tổ chức, cá nhân đến mua hóa đơn, chứng từ;
  • Cơ quan công chức thuế tác có hành vi bao che, thông đồng cho các tổ chức, cá nhân để sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp;
  • Cơ quan, công chức thuế tác có hành vi nhận hối lộ khi thanh tra, kiểm tra về chứng từ, hóa đơn.

3.2 Đối với tổ chức, cá nhân bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan

  • Các cá nhân, tổ chức bán và cung cấp hàng hóa, dịch vụ thực hiện hành vi gian dối như sử dụng hóa đơn không hợp pháp, hợp lệ sử dụng không hợp pháp hóa đơn;
  • Cản trở công chức thuế thi hành công vụ, cụ thể các hành vi cản trở gây tổn hạn sức khỏe, nhân phẩm của công chức thuế khi đang thanh tra, kiểm tra về hóa đơn, chứng từ;
  • Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ;
  • Đưa hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác liên quan hóa đơn, chứng từ nhằm mưu lợi bất chính.

4. Loại hóa đơn áp dụng bổ sung theo nghị định 123/2020

Nghị định 123/2020 đã bổ sung thêm 02 loại hóa đơn là: Hóa đơn bán tài sản cônghóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia. Cụ thể:

Hóa đơn điện tử bán tài sản công được sử dụng khi bán các tài sản sau:

  • Tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị (bao gồm cả nhà ở thuộc sở hữu nhà nước);
  • Tài sản kết cấu hạ tầng;
  • Tài sản công được Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
  • Tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước;
  • Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;
  • Tài sản công bị thu hồi theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền;
  • Vật tư, vật liệu thu hồi được từ việc xử lý tài sản công

Hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia được sử dụng khi các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống cơ quan dự trữ nhà nước bán hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.

5. Thời điểm lập hóa đơn với một số trường hợp cụ thể trong NĐ 123/2020

Nghị định 123/2020 đã hướng dẫn chi tiết về thời điểm lập hóa đơn với một số trường hợp:

  • Lập hóa đơn từ máy tính tiền kết nối thông tin với Cơ quan Thuế
  • Lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ vận tải hàng không, dịch vụ bảo hiểm qua đại lý
  • Lập hóa đơn khi thu phí đường bộ không dừng
  • Lập hóa đơn khi bán điện của các công ty sản xuất điện
  • Lập hóa đơn của hoạt động taxi

6. Quy định về quản lý, sử dụng hóa đơn giấy do Cơ quan Thuế đặt in của NĐ 123/2020

Từ Điều 23 đến Điều 29 của Nghị định 123/2020 đã quy định rõ về quản lý, sử dụng hóa đơn giấy do Cơ quan Thuế đặt in cụ thể là các quy định về:

  • Áp dụng hóa đơn do cơ quan thuế đặt in
  • Quy định về bán hàng hóa do cơ quan thuế đặt in
  • Xử lý hóa đơn mua của cơ quan thuế trong các trường hợp không tiếp tục sử dụng
  • Xử lý đối với hóa đơn mua của cơ quan thuế đã lập
  • Tiêu huỷ hóa đơn đặt in mua của cơ quan thuế
  • Xử lý mất, cháy, hỏng hóa đơn đặt in đã mua của cơ quan thuế
  • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn đặt in đã mua của cơ quan thuế và bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ.

7. Tiêu chuẩn, điều kiện của các Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử

Tại Chương IV Nghị định 119/2018 đã có những quy định chung về Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử. Trong đó có những quy định về nguyên tắc chung, quy định về điều kiện để cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử, quy định về quan hệ giữa tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử với người mua dịch vụ và giữa tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử với cơ quan thuế.

Tuy nhiên, Nghị định 123/2020 lại không quy định về vấn đề này. Mọi tiêu chuẩn, điều kiện của các Tổ chức Cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử sẽ chuyển sang Thông tư do Bộ Tài chính hướng dẫn.

8. Quy định về quản lý, sử dụng hóa đơn giấy do Cơ quan Thuế đặt in

Nghị định 123/2020 quy định rõ về quyền, sử dụng hóa đơn giấy do cơ quan thuế đặt in với những nội dung cụ thể như sau:

– Quy định về bán hóa đơn do Cơ quan Thuế đặt in (Điều 24)

– Xử lý hóa đơn mua của Cơ quan Thuế trong các trường hợp không tiếp tục sử dụng

– Xử lý đối với hóa đơn mua của Cơ quan Thuế đã lập

– Tiêu hủy hóa đơn đặt in mua của Cơ quan Thuế

9. Bổ sung quy định về quyền, nhiệm vụ, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ

So với Nghị định 119/2018, Nghị định 123/2020 đã bổ sung Chương V quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các tổ chức cá nhân trong quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ. Cụ thể, Chương V bao gồm 4 Điều, từ Điều 55 đến Điều 58, quy định:

– Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ (Điều 55)

– Trách nhiệm của người mua hàng hóa, dịch vụ (Điều 56)

– Trách nhiệm của cơ quan thuế trong quản lý hóa đơn, chứng từ điện tử (Điều 57)

– Trách nhiệm chia sẻ, kết nối thông tin, dữ liệu hóa đơn điện tử (Điều 58)

10. Thay đổi thời hiệu của Nghị định 51/2010 và Nghị định 04/2014

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 35 Nghị định 119/2018 quy định: “Kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2020, các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hết hiệu lực thi hành.”

Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 59 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định: “Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy đinh về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp cấp dịch vụ tiếp tục có hiệu lực thi hành đến ngày 30 tháng 6 năm 2022.

 Bên cạnh đó, tại Khoản 3 Điều 59 Nghị định 123/2020 quy định: “Bãi bõ khoản 2 và khoản 4 Điều 35 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2020.”

Như vậy, Nghị định 51 và Nghị định 04 sẽ có hiệu lực thi hành đến hết ngày 30/6/2022.

Phần mềm hóa đơn điện tử CyberBill

  • VPGD: Tầng 4, tòa nhà T608B, Tôn Quang Phiệt, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội
  • Hotline: 1900 2038
  • Websitehttps://cyberbill.vn/
  • Email: kinhdoanh@cyberlotus.com
Nef Digital SEOON