Sử dụng mẫu hóa đơn điện tử cho hàng hóa xuất khẩu?

Cập nhật từ ngày 03/6/2022 Tổng cục Hải quan ban hành Công văn 2054/TCHQ-GSQL về việc sử dụng hóa đơn điện tử cho hàng hóa xuất khẩu. Cùng CyberBill trả lời câu hỏi: Sử dụng mẫu hóa đơn điện tử nào cho hàng hóa xuất khẩu?

Sử dụng mẫu hóa đơn điện tử nào cho hàng hóa xuất khẩu?
Sử dụng mẫu hóa đơn điện tử cho hàng hóa xuất khẩu

Quy định về hóa đơn điện tử cho hàng hóa xuất khẩu

Theo thông lệ quốc tế, Điều 24 Luật Hải quan, điểm b khoản 1 Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC và được sửa đổi khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC thì:

Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu bao gồm hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán.

Bên cạnh đó, không quy định phải phát hành thêm hóa đơn GTGT điện tử để làm thủ tục xuất khẩu.

Về thời điểm phát hành hóa đơn điện tử đối với hàng xuất khẩu theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP .

Theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì cơ sở lập hóa đơn GTGT cho hàng xuất khẩu là:

+ Sau khi hàng hóa đã thực xuất khẩu, có xác nhận của cơ quan hải quan đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu;

+ Sau khi làm xong thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu đối với người khai hải quan kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.

Như vậy, thời điểm phát hành hóa đơn GTGT đối với hàng xuất khẩu là sau khi người khai hải quan hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu.

Chi tiết mẫu hóa đơn cho hàng hóa xuất khẩu

Căn cứ theo quy định nêu ở các mục trên, có thể thấy việc lập hóa đơn điện tử là thực hiện theo pháp luật Việt Nam còn hóa đơn thương mại quốc tế thực hiện theo thông lệ quốc tế. Về thời điểm phát hành 2 loại hóa đơn này hoàn toàn khác nhau: Hóa đơn thương mại phát hành trước khi làm thủ tục hải quan còn hóa đơn điện tử phát hành sau khi làm thủ tục hải quan.

Mẫu hóa đơn thương mại:

Một mẫu hóa đơn thương mại gồm có các nội dung sau:

  • Thông tin người bán, người mua: Tên công ty, địa chỉ, email, số điện thoại, người đại diện pháp luật.
  • Số hóa đơn.
  • Ngày xuất hóa đơn.
  • Phương thức thanh toán.
  • Mô tả chi tiết sản phẩm.
  • Số lượng tính theo trọng lượng hoặc kích thước.
  • Giá của hàng hóa, dịch vụ.
  • Tổng tiền, loại tiền, các chi phí liên quan,…

Những chú ý về mẫu hóa đơn điện tử gồm các nội dung:

  • Tên loại hóa đơn
  • Ký hiệu mẫu số hóa đơn và ký hiệu hóa đơn
  • Liên hóa đơn
  • Số thứ tự hóa đơn
  • Thông tin người bán
  • Thông tin người mua
  • Thông tin hàng hóa, dịch vụ
  • Người mua, người bán ký và ghi rõ họ tên
  • Ngày, tháng, năm lập hóa đơn
  • Thông tin tổ chức cung cấp hóa đơn.

Lời kết

Như vậy, CyberBill đã giải đáp câu hỏi: Sử dụng mẫu hóa đơn điện tử cho hàng hóa xuất khẩu? Như vậy, theo quy định mới nhất về hóa đơn điện tử và thông lệ quốc tế, đối với hoạt động xuất khẩu, người nộp thuế đồng thời phải lập 2 hóa đơn là hóa đơn thương mại và hóa đơn điện tử để phù hợp với nhu cầu quản lý chung của các cơ quan nhà nước.

Bài viết thuộc chuyên mục: Blog.
Nef Digital SEOON