Sửa đổi quy định xử lý hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn khi có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ

Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn có hiệu lực thi hành từ ngày 05/12/2020. Nghị định có nhiều thay đổi (sửa đổi, bổ sung) so với các văn bản trước đó. Điểm nổi bật là quy định thay đổi về hướng dẫn thực hiện nguyên tắc áp dụng tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi xác định mức xử phạt vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn.

hành vi vi phạm hành chính về thuế
Thay đổi về quy định xử lý hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn khi có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ

Quy định về tình tiết giảm nhẹ

Nội dung cơ bản của Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2013/QH13 quy định về tình tiết giảm nhẹ như sau: Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm, tự nguyện khắc phục hậu quả; tự nguyện khai báo; vi phạm trong tình trạng bị kích động; vi phạm do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc; người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi; do trình độ lạc hậu.

Quy định về tình tiết tăng nặng

Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2013/QH13 quy định về tình tiết tăng nặng có nội dung cơ bản như sau: Vi phạm hành chính có tổ chức; vi phạm nhiều lần, tái phạm; xúi giục, lôi kéo, ép buộc người vị thành niên, người bị lệ thuộc, phụ thuộc thực hiện hành vi vi phạm; lăng mạ, phỉ báng người thi hành công vụ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm hành chính; lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai…để vi phạm hành chính; tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm khi đã có yêu cầu chấm dứt của người có thẩm quyền; trốn tránh, che giấu hành vi vi phạm hành chính; vi phạm hành chính có quy mô lớn, số lượng hoặc trị giá hàng hóa lớn.

Xử phạt vi phạm hành chính

Nguyên tắc áp dụng khi xử phạt hành vi vi phạm hành chính bằng tiền được quy định thống nhất trong các văn bản từ trước tới nay và áp dụng cho cả lĩnh vực thuế và lĩnh vực hóa đơn: “Mức phạt cụ thể đối với một hành vi không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ là mức trung bình của khung tiền phạt quy định đối với hành vi đó. Mức trung bình của khung tiền phạt được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tối thiểu cộng mức tối đa”.

Tuy thế, đối với hành vi vi phạm hành chính, nếu đã có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ hoặc có cả tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ thì đã có sự khác biệt khi áp dụng xử phạt vi phạm hành chín về thuế và hóa đơn. Nghị định 109/2013 về XPVPHC trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn quy định về áp dụng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ như sau:

“Trường hợp có một tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ thì áp dụng mức trung bình tăng thêm hoặc mức trung bình giảm bớt. Mức trung bình tăng thêm được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tối đa và mức trung bình. Mức trung bình giảm bớt được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tối thiểu và mức trung bình.

Trường hợp có từ hai tình tiết tăng nặng thì áp dụng mức tối đa của khung phạt tiền. Trường hợp có từ hai tình tiết giảm nhẹ thì áp dụng mức tối thiểu của khung tiền phạt.

Trường hợp vừa có tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ thì bù trừ theo nguyên tắc một tình tiết tăng nặng trừ cho một tình tiết giảm nhẹ.”

Đối với hành vi vi phạm hành chính về thuế có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, Nghị định 129/2013 quy định: “mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm thủ tục thuế là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó; Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế thì mỗi tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ được tính tăng hoặc giảm 20% mức phạt trung bình của khung phạt tiền.

Khi xác định mức phạt tiền đối với người nộp thuế vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì xem xét giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng.

Sau khi giảm trừ theo nguyên tắc trên, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống, nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung phạt tiền, nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung phạt tiền.”

>> 05 trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Khi ban hành Nghị định 125/2020, nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền khi xử phạt vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn đã được hướng dẫn thống nhất tại Điều 7: Nếu có tình tiết giảm nhẹ, thì mỗi tình tiết được giảm 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt đối với hành vi đó nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt. Nếu có tình tiết tăng nặng, thì mỗi tình tiết được tính tăng 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt đối với hành vi đó nhưng không được tăng quá mức tối đa của khung tiền phạt.          

Cần nhớ là: Mức phạt tiền tối đa, tối thiểu được xác định tùy theo hành vi vi phạm hành chính và “Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm” (Điều 5). Tuy vậy, nếu tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn thì mức phạt tiền cũng không quá 100 triệu đồng, với cá nhân thì không quá 50 triệu đồng; nếu tổ chức có hành vi vi phạm thủ tục thuế thì mức phạt tiền cũng không quá 200 triệu đồng, với cá nhân thì không quá 100 triệu đồng.

Phần mềm hóa đơn điện tử CyberBill

  • VPGD: Tầng 4, tòa nhà T608B, Tôn Quang Phiệt, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội
  • Hotline: 1900 2038
  • Websitehttps://cyberbill.vn/
  • Email: kinhdoanh@cyberlotus.com
Nef Digital SEOON