Thế nào là sử dụng hóa đơn điện tử bất hợp pháp?

Làm thế nào để kế toán và người dung có thể phân biệt được thế nào là sử dụng hóa đơn điện tử bất hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hóa đơn điện tử? Hai khái niệm này có thể gây khó khăn và nhầm lẫn cho người đọc, thậm chí, nhiều người vẫn nhầm tưởng hai khái niệm này là một.

Tuy nhiên, hai khái niệm này là hoàn toàn khác nhau. Để tránh sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm này, trong bài viết này sẽ phần tích cụ thể.

Phân biệt sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hóa đơn điện tử

Điều 3, Nghị định 119/2018/NĐ-CP đã quy định rõ thế nào là sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hóa đơn. Cụ thể:

Sử dụng hóa đơn điện tử bất hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn điện tử khi không đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử với cơ quan thuế; gửi hóa đơn điện tử khi chưa có mã của cơ quan thuế để gửi cho người mua đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế; gửi hóa đơn điện tử không mã của cơ quan thuế cho người mua sau khi có thông báo ngừng sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế.

Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hóa đơn điện tử
Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hóa đơn điện tử

Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn điện tử là việc lập khống hóa đơn điện tử; dùng hóa đơn điện tử của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác; lập hóa đơn điện tử phản ánh giá trị thanh toán thấp hơn thực tế phát sinh; dùng hóa đơn điện tử quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông.

Tìm hiểu về các loại hóa đơn điện tử

Nhằm cung cấp thêm cho quý khách những thông tin mới nhất về hóa đơn điện tử, bên cạnh việc phân biệt thế nào là sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hóa đơn thì dưới đây là những loại hóa đơn điện tử được quy định theo Nghị định 119/2018 mới nhất về hóa đơn.

Hóa đơn điện tử bao gồm các loại:

  • Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn áp dụng đối với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Hóa đơn giá trị gia tăng trong trường hợp này bao gồm cả hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
  • Hóa đơn bán hàng là hóa đơn áp dụng đối với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp. Hóa đơn bán hàng trong trường hợp này bao gồm cả hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
  • Các loại hóa đơn khác, gồm: Tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung quy định tại Điều 6 Nghị định 119/2018/NĐ-CP.

>> Xem thêm: Hộ, cá nhân kinh doanh phải dùng hóa đơn điện tử có mã khi nào?

Với những chia sẻ trên hy vọng sẽ giúp bạn đọc phân biệt được thế nào là sử dụng hóa đơn điện tử bất hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hóa đơn điện tử; cùng với đó là những chia sẻ thêm về các loại hóa đơn điện tử.

Bài viết liên quan:

Phần mềm hóa đơn điện tử CyberBill

  • VPGD: Tầng 4, tòa nhà T608B, Tôn Quang Phiệt, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội
  • Hotline: 1900 2038
  • Websitehttps://cyberbill.vn/
  • Email: kinhdoanh@cyberlotus.com
Nef Digital SEOON