Thời điểm lập hóa đơn và thời điểm ký số trên hóa đơn

Tại Nghị định 119/2018, ngoài các nguyên tắc về thời điểm lập hóa đơn điện tử (là thời điểm chuyển giao quyền sử dụng, quyền sở hữu hàng hóa; là thời điểm hoàn thành dịch vụ không kể đã thu hay chưa thu được tiền,…) thì thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với các trường hợp cụ thể được giao cho Bộ Tài chính hướng dẫn tại Thông tư 68/2019/TT-BTC.

Trong nội dung của Nghị định 123/2020 mới được ban hành, thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với các trường hợp cụ thể đã được quy định chi tiết, tương tự nội dung tại Thông tư 68/2019/TT-BTC và có một số bổ sung (với hoạt động kinh doanh thương mại bán lẻ, kinh doanh dịch vụ ăn uống; với dịch viễn thông; với kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi,…).

Thời điểm lập hóa đơn và thời điểm ký số trên hóa đơn
Thời điểm lập hóa đơn và thời điểm ký số trên hóa đơn được quy định rõ

Điểm cần chú ý nhất là sự thay đổi trong quy định để xác định thời điểm kê khai thuế. Khi triển khai áp dụng hóa đơn điện tử trong thực tế đã nảy sinh vấn đề: Thời điểm lập hóa đơn và thời điểm ký số trong rất nhiều trường hợp không trùng nhau. Do Thông tư 32/2011/TT-BTC không quy định chữ ký số phải hiển thị ngày tháng năm khi ký số nên đã có một thời kỳ mà việc xử lý đúng, sai khi xem xét hóa đơn điện tử có ngày lập và ngày ký số khác nhau đã có sự khác biệt giữa cơ quan thuế các địa phương, nơi bảo được, nơi nói không.

Tổng cục Thuế đã phải có công văn hướng dẫn chung về vấn đề này: “thời điểm lập hóa đơn điện tử phải đầy đủ các nội dung của hóa đơn điện tử theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP”. Điều này có nghĩa là: Thời điểm lập hóa đơn và ký số phải trùng nhau, vì chữ ký của người bán là một trong các nội dung bắt buộc phải có của hóa đơn.

Với quan điểm hóa đơn đã lập hợp pháp thì phải có chữ ký, Điểm e, Khoản 1, Điều 3, Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 119/2018 hướng dẫn: “Thời điểm lập hóa đơn điện tử xác định theo thời điểm người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm (ví dụ ngày 30 tháng 4 năm 2019) và phù hợp với hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này”. Như vậy thời điểm kê khai thuế theo Thông tư 68/2019/TT-BTC sẽ căn cứ vào thời điểm ký số.

Tuy nhiên, đến Nghị định 123/2020 đã quy định khác (Khoản 10 Điều 10): “Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì thời điểm khai thuế là thời điểm lập hóa đơn”.

>> Xử lý hóa đơn giấy đặt in, tự in

Việc kinh doanh thời 4.0 diễn ra bất kể thời gian nên việc ký số cũng không phải lúc nào cũng trùng với thời điểm lập hóa đơn, do doanh nghiệp phải đối chiếu số liệu (có thể là lập hóa đơn lúc 23h hôm trước và ký số lúc 01h hôm sau). Rắc rối này còn liên quan đến thời điểm kê khai thuế nếu hóa đơn đó được lập vào ngày của tháng trước, quý trước còn ký số lại thuộc ngày của tháng sau, quý sau.

Hiện nay, phần mềm lập hóa đơn điện tử của các nhà cung cấp dịch vụ cũng có mấy dạng sinh ngày tháng năm lập hóa đơn điện tử: Hoặc là ngay khi nhập số liệu hoặc là chỉ sinh ngày tháng lập hóa đơn khi ký số hoặc là có thể cho người dùng điều chỉnh thủ công ngày tháng lập hóa đơn cho phù hợp với ngày tháng ký số. Sẽ chỉ là hóa đơn hợp pháp nếu đã có chữ ký của doanh nghiệp.

Vì vậy, quy định “Thời điểm lập hóa đơn điện tử xác định theo thời điểm người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm” của Thông tư 68/2019/TT-BTC có vẻ như chính xác hơn quy định nếu ngày ký số khác ngày lập hóa đơn thì ngày lập hóa đơn là ngày khai thuế của Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Phần mềm hóa đơn điện tử CyberBill

  • VPGD: Tầng 4, tòa nhà T608B, Tôn Quang Phiệt, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội
  • Hotline: 1900 2038
  • Websitehttps://cyberbill.vn/
  • Email: kinhdoanh@cyberlotus.com
Nef Digital SEOON