Độ “vênh thời gian”trong các văn bản quy định về hóa đơn điện tử

Sáng ngày 13/6/2019, với 442/453 đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, chiếm 91,32% tổng số đại biểu tham gia, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Quản lý thuế (sửa đổi).

Luật Quản lý thuế (sửa đổi, năm 2019) được ban hành lần này bao gồm 17 Chương với 152 Điều, quy định về việc quản lý các loại thuế, các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước. Trong đó, Luật Quản lý thuế đã dành riêng 01 Chương (Chương X: Áp dụng hóa đơn, chứng từ điện tử) với 06 Điều để quy định các nguyên tắc trong việc áp dụng hóa đơn điện tử.

Với số lượng Chương, Điều dành riêng để nói về hóa đơn điện tử cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của hóa đơn, chứng từ điện tử trong công tác quản lý thuế. Đây cũng là lần đầu tiên vấn đề về hóa đơn được quy định tại Luật  – văn bản quy phạm pháp luật cao nhất (trước đó hóa đơn mới được quy định ở một số Nghị định của Chính phủ: 51/2010/NĐ-CP; 04/2014/NĐ-CP, 119/2018/NĐ-CP).

>> Thời hạn bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử

>> Chính thức ban hành Thông tư số 68/2019/TT-BTC

Nhìn chung, các khái niệm, quy định về khởi tạo, sử dụng hóa đơn điện tử giữa Luật Quản lý thuế (sửa đổi) lần này và Nghị định 119/2018/NĐ-CP  là thống nhất.

Ví dụ: Quy định tại điều 89 Luật Quản lý thuế (sửa đổi): “Hóa đơn điện tử bao gồm các loại: hóa đơn giá trị gia tăng điện tử, hóa đơn bán hàng điện tử, tem điện tử, vé điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế”. Nội dung này cũng đã được quy định chi tiết tại Điều 3, Điều 5, Nghị định 119/2018/NĐ-CP.

Kể từ ngày Luật Quản lý thuế được thông qua (13/6/2019), có khá nhiều ý kiến thắc mắc xoay quay thời điểm hiệu lực của các văn bản liên quan tới hóa đơn điện tử.

Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử được ban hành vào ngày 12/9/2018 và có hiệu lực thi hành vào ngày 01/11/2018. Việc tổ chức thực hiện hóa đơn điện tử được quy định chậm nhất là ngày 01/11/2020.

Luật Quản lý thuế (sửa đổi, 2019) được thông qua vào ngày 13/6/2019 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020. Tại Khoản 1, Điều 150 (Hiệu lực thi hành) có quy định: “. Riêng đối với quy định về hoá đơn, chứng từ điện tử quy định tại Luật này thực hiện chậm nhất không quá hai (02) năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.”

Do có độ “vênh” khá lớn về mặt thời gian như trên, nhiều người đã cho rằng, theo Luật thì phải đến ngày 01/7/2022 mới bắt buộc phải dùng hóa đơn điện tử trong mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Điều này có ảnh hưởng rất lớn tới nỗ lực tuyên truyền, triển khai hóa đơn điện tử của cơ quan thuế, các tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.

Sẽ có ít nhất hai phương án xử lý xảy ra.

Thứ nhất: Phải sửa đổi quy định: “ Việc tổ chức thực hiện hóa đơn điện tử được quy định chậm nhất là ngày 01/11/2020” tại Nghị định 119/2018 cho phù hợp với thời gian của Luật Quản lý thuế (sửa đổi): “thực hiện chậm nhất không quá hai (02) năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.” Nhưng, Nghị định 119/1018 mới được ban hành, chưa có Thông tư hướng dẫn thực hiện mà đã sửa đổi thì không ổn lắm.

Thứ hai: Cơ quan thuế phải tiến hành việc tuyên truyền, vận động người bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thực hiện hóa đơn điện tử theo thời gian “chậm nhất” quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP. Thời gian “chậm nhất” theo Nghị định 119/2018 vẫn nằm trong khoảng “chậm nhất không quá 02 năm” của Luật Quản lý thuế (sửa đổi).

Phần mềm hóa đơn điện tử CyberBill

  • VPGD: Tầng 4, tòa nhà T608B, Tôn Quang Phiệt, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội
  • Hotline: 1900 2038
  • Websitehttps://cyberbill.vn/
  • Email: kinhdoanh@cyberlotus.com
Nef Digital SEOON