Vẫn còn phải làm thủ công khi nộp phạt vi phạm về giao thông qua cổng Dịch vụ công Quốc gia

Ngày 09/12/2019, Chính phủ đã khai trương Cổng dịch vụ công quốc gia và bắt đầu triển khai kiểm thử. Trong quý I/2020, sẽ có 11 dịch vụ công được tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia, thuộc các lĩnh vực: Thuế, hải quan, đăng ký kinh doanh, y tế, lao động, khai sinh, lệ phí trước bạ đăng ký phương tiện giao thông …

vi phạm về giao thông

Sau 3 tháng kể từ ngày khai trương, từ hôm nay, 13/3/2020, bắt đầu thí điểm việc nộp phạt vi phạm giao thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia. Người tham gia giao thông nếu có hành vi vi phạm tại 5 địa phương: Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Thuận thì sau khi nhận được quyết định xử phạt, dù ở bất kỳ địa phương nào, cũng có thể truy cập Cổng dịch vụ công quốc gia để đăng ký sử dụng, nộp phạt trực tuyến và có thể đăng ký nhận lại giấy tờ xe tại nhà thông qua dịch vụ của Bưu điện.

Hệ thống dịch vụ của Bưu điện sẽ hiển thị thời gian và mức phí chuyển phát giấy tờ dựa trên địa chỉ nhận giấy tờ và hình thức đăng kí chuyển phát của người đăng ký.

>> Nhận xét về một số điểm trong Dự thảo Nghị định quy định về hóa đơn, chứng từ

Để thực hiện việc nộp phạt, người vi phạm về giao thông truy cập vào Cổng dịch vụ công quốc gia, nhập các thông tin: Số biên bản vi phạm hành chính; ngày, tháng, năm vi phạm; họ tên người vi phạm; biển số xe vi phạm và sẽ tìm được quyết định xử phạt đối với mình. 

Sau đó, chọn ngân hàng để thanh toán và chọn một trong hai phương thức nhận lại giấy tờ: Tại nơi ra quyết định xử phạt hoặc thông qua dịch vụ bưu điện. Sau khi có biên lai thu tiền phạt của ngân hàng, cảnh sát giao thông sẽ trả lại giấy tờ đã thu giữ cho người vi phạm theo hình thức đã đăng ký.

Sau khi triển khai thí điểm tại 5 tỉnh, dự kiến đến quý 3 năm 2020, việc nộp phạt qua Cổng dịch vụ công quốc gia sẽ được triển khai trong cả nước.

Việc thực hiện nộp phạt vi phạm về giao thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia đã giảm được khá nhiều công sức, thời gian của người vi phạm, của kho bạc, của cảnh sát giao thông.

Tuy nhiên, đoạn đầu tiên trong quy trình nộp phạt này vẫn còn hết sức thủ công: Đối với những hành vi vi phạm đến mức phải ra quyết định xử phạt thì nhanh nhất cũng phải hết ca trực của tổ cảnh sát giao thông đó (khoảng 4 giờ) thì biên bản mới được chuyển về bộ phận ra quyết định xử lý.

Theo Điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 7 ngày (nếu không có tình tiết phức tạp). Với đầy đủ các phương tiện điện tử được cơ quan công an trang bị cũng như của cá nhân, vì sao biên bản xử phạt vi phạm không được chuyển ngay về bộ phận trực để ra quyết định xử phạt ?

Nếu có quy định xử lý được vấn đề rút ngắn thời gian từ khi lập biên bản tới khi ra quyết định xử lý vi phạm thì việc chấp hành nộp phạt vi phạm giao thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia mới thật sự là phương thức điện tử của thời 4.0.

Phần mềm hóa đơn điện tử CyberBill

  • VPGD: Tầng 4, tòa nhà T608B, Tôn Quang Phiệt, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội
  • Hotline: 1900 2038
  • Websitehttps://cyberbill.vn/
  • Email: kinhdoanh@cyberlotus.com
Nef Digital SEOON