Các lưu ý khi lập báo cáo tài chính mới nhất

Nộp báo cáo tài chính là nghĩa vụ mà mỗi doanh nghiệp cần phải thực hiện. Báo cáo tài chính giúp doanh nghiệp phản ánh được tổng quan nhất về tình hình tài chính, tài sản, các khoản nợ, nguồn hình thành tài sản và kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.

Chính bởi tầm quan trọng của báo cáo tài chính mà bất cứ ai muốn làm việc trong lĩnh vực kế toán, tài chính cũng cần phải nắm được các quy định, kỹ năng lập báo cáo tài chính để giúp doanh nghiệp hoàn thành tốt nghĩa vụ.

Chính bởi vậy trong bài viết này, sẽ đề cập đến các lưu ý khi lập báo cáo tài chính mới nhất, hy vọng sẽ giúp ích được cho doanh nghiệp trong kỳ báo cáo tài chính năm năm 2019 sắp tới.

Ngoài ra, để tìm hiểu thêm các lỗi thường gặp khi nộp báo cáo thuế điện tử, bạn đọc có thể tìm hiểu trong bài viết: Tổng hợp lưu ý và lỗi thường gặp khi nộp báo cáo thuế điện tử

lập báo cáo tài chính
Các lưu ý khi lập báo cáo tài chính mới nhất

Kỳ lập báo cáo tài chính

Theo điều 98 của THÔNG TƯ 200/2014/TT-BTC, kỳ lập báo cáo tài chính doanh nghiệp được quy định như sau:

Kỳ lập Báo cáo tài chính năm

Các doanh nghiệp phải lập Báo cáo tài chính năm theo quy định của Luật kế toán.

Kỳ lập Báo cáo tài chính giữa niên độ

Hệ thống báo cáo tài chính giữa niên độ gồm Báo cáo tài chính quý (bao gồm cả quý IV) và Báo cáo tài chính bán niên.

Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về: 7 lưu ý khi nộp thuế điện tử năm 2019

Kỳ lập Báo cáo tài chính khác

a) Các doanh nghiệp có thể lập Báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác (như tuần, tháng, 6 tháng, 9 tháng…) theo yêu cầu của pháp luật, của công ty mẹ hoặc của chủ sở hữu.

b) Đơn vị kế toán bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản phải lập Báo cáo tài chính tại thời điểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản.

Xác định niên độ tổng hợp Báo cáo tài chính của cơ quan tài chính, thống kê

Khi tổng hợp thống kê, trường hợp nhận được Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp có năm tài chính khác năm dương lịch, cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện theo nguyên tắc:

a) Trường hợp Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp bắt đầu từ 1/4, kết thúc vào 31/3 hàng năm thì số liệu trên Báo cáo tài chính được tổng hợp thống kê vào số liệu của năm trước liền kề;

b) Trường hợp Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp bắt đầu tư 1/7, kết thúc vào 30/6 hàng năm, Báo cáo tài chính dùng để tổng hợp thống kê là Báo cáo tài chính bán niên;

c) Trường hợp Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp bắt đầu từ 1/10, kết thúc vào 30/9 hàng năm thì số liệu trên Báo cáo tài chính được tổng hợp thống kê vào số liệu của năm sau.

19 lưu ý nhỏ khi kiểm tra và soát xét công tác lập Báo cáo tài chính

1.Đối với TK 111: Có biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt, đối chiếu với sổ cái TK 111. Có đầy đủ phiếu thu, chi và các hồ sơ liên quan.

2. Đối với TK 112: Đối chiếu với sổ phụ ngân hàng, cần có đủ giấy báo có, báo nợ, ủy nhiệm chi và các chứng từ thu của Ngân hàng.

3. Đối với TK 131, 331: Kiểm tra các khoản phải thu, phải trả, đối chiếu và lập biên bản đối chiếu công nợ tại thời điểm 31/12/2019. Lập biên bản gia hạn công nợ nếu có.

4. Đối với TK 1331, 3331: Kiểm tra đối chiếu với tờ khai thuế, lập các bút toán bù trừ thuế đầu vào đầu ra cho từng kỳ khai thuế, nộp thuế đúng hạn nếu có phát sinh nộp thuế.

Những lưu ý khi lập báo cáo tài chính

5. Đối với TK 141: Kiểm tra tình hình tạm ứng, thanh toán tạm ứng của NLĐ.

6. Đối với TK: 152, 153, 155, 156, 157: Kiểm tra bảng nhập xuất tồn, đối chiếu tổng giá trị tồn kho với số dư trên các TK tương ứng. Lập biên bản kiểm kê so sánh sổ sách và thực tế.

Xem xét các tổn thất hàng tồn kho nếu có.

7. Đối với TK 242: Lập bảng phân bổ chi phí CCDC và chi phí trả trước.

8. Đối với TSCĐ: Lập bảng tính khấu hao TSCĐ theo TT45.

9. Kiểm tra chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp, tổng hợp các khoản thu nhập chịu thuế và không chịu thuế của từng NLĐ để làm quyết toán thuế TNCN.

10. Tính BHXH và các khoản trích theo lương, đối chiếu kiểm tra với thông báo của cơ quan Bảo hiểm.

11. Kiểm tra doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu.

12. Kiểm tra chi phí, giá vốn (chi phí được trừ và không được trừ).

13. Xác định thuế TNDN tạm nộp trong từng quý và cả năm

14. Lập Quyết toán thuế TNDN

15. Xác định số lỗ năm trước được chuyển vào năm 2019 nếu có.

16. Lập Quyết toán thuế TNCN

17. Kết chuyển lãi lỗ

18. Lập Báo cáo tài chính và các tờ khai vào phần mềm hỗ trợ HTKK

19. Nộp thuế TNDN và thuế TNCN sau khi nộp tờ khai quyết toán.

Xem thêm: Cập nhật mới nhất: Toàn bộ lịch nộp Tờ khai thuế năm 2020

Phần mềm hóa đơn điện tử CyberBill

  • VPGD: Tầng 4, tòa nhà T608B, Tôn Quang Phiệt, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội
  • Hotline: 1900 2038
  • Websitehttps://cyberbill.vn/
  • Email: kinhdoanh@cyberlotus.com
Nef Digital SEOON