Hóa đơn điện tử được lập, hai bên đã kê khai thuế nhưng phát hiện có sai sót thì phải lập hóa đơn điều chỉnh. Vậy các thủ tục cần thiết để lập hóa đơn điều chỉnh gồm những gì ?

Hỏi: Hóa đơn điện tử được lập, hai bên đã kê khai thuế nhưng phát hiện có sai sót thì phải lập hóa đơn điều chỉnh. Vậy các thủ tục cần thiết để lập hóa đơn điều chỉnh gồm những gì ?

Khoản 2, Điều 14 (Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện), Thông tư 32/2011/TT-BTC hướng dẫn:

“2. Ngoài các nội dung hướng dẫn cụ thể tại Thông tư này, các nội dung khác được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 của Chính phủ và Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính.”

Do Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 đã được bãi bỏ và thay thế bởi Thông tư 64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013 và sau đó Thông tư 64/2013/TT-BTC cũng đã được bãi bỏ và thay thế bởi Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014, nên các thủ tục khắc phục khi hóa đơn có sai sót sẽ được thực hiện theo Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014.

Nếu phát hiện hóa đơn điện tử có sai sót và hai bên mua bán đã kê khai thuế, doanh nghiệp bắt buộc phải lập biên bản điều chỉnh hoá đơn, lập hóa đơn điều chỉnh mà không được thu hồi, không được hủy hóa đơn điện tử.


Khoản 3, Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn:

3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).”

 
Mẫu: Biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—oOo—

BIÊN BẢN ĐIỀU CHỈNH HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ

– Căn cứ Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.

– Căn cứ Nghị định 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.

– Căn cứ Thông tư số 39/2014/TT BTC ngày 31/03/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP.

– Căn cứ Thông tư 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 của Bộ Tài chính Hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hoá đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. #

Hôm nay, ngày ……/ ……./ 20…, đại diện hai bên gồm có:

BÊN A: Công ty ………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: ……………………………………..     MST:…………………………………………………………

Do Ông (Bà): ………………………………….    Chức vụ:…………………………………………………….

BÊN B: Công ty ……………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: ……………………………………..     MST:…………………………………………………………

Do Ông (Bà): ………………………………….    Chức vụ:…………………………………………………….

Hai bên, thống nhất lập biên bản này để điều chỉnh hóa đơn điện tử sau:

–         Loại hóa đơn điện tử (GTGT / Bán hàng):…………

–          Mẫu số: …………………………………………………..

–          Ký hiệu: ………. số ……. ngày …../…../20…

–          Giá trị hóa đơn: ……………………………..

–          Tên dịch vụ: ……………………………………………………………………………..

Lý do điều chỉnh: ………………………………………………………………………………..

–          Trước ghi là: ……………………………………………………………………………

–          Nay điều chỉnh là: ………………………………………………………………………

Chúng tôi cam kết và hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc điều chỉnh hóa đơn này.

Biên bản này lập thành 02 bản, Bên A giữ 01 bản, Bên B giữ 01 bản.

                           ĐẠI DIỆN BÊN A                                                                     ĐẠI DIỆN BÊN B


#


Chú ý:

– Biên bản điều chỉnh hóa đơn và Hóa đơn điều chỉnh phải ghi cùng ngày.

– Người đại diện 2 bên (người đại diện pháp luật) ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu.

– Trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì các bên lập biên bản điều chỉnh, không phải lập hóa đơn điều chỉnh (Điểm b, Khoản 7, Điều 3, Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015).

Powered by BetterDocs

Nef Digital SEOON